Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?

Nhiều tài xế cảm thấy thắc mắc không việc việc gắn phù hiệu có phải là bắt buộc với xe không kinh doanh vận tải hay không? Có những quy định, nghị định hay những mức xử phạt tương ứng nào được đưa ra để áp dụng cho trường hợp này hay không? Bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự? Chi tiết điều này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết ngay sau đây. Bạn đọc hay theo dõi nhé. 

Như thế nào là xe không kinh doanh vận tải? 

Nhiều người cho rằng xe của mình không phải là kinh doanh vận tải. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả mọi người đều có thể biết chính xác thế nào là xe kinh doanh vận tải, thế nào là không kinh doanh vận tải. Chính vì vậy, trước tiên, chúng ta cần làm rõ hơn điều này.

Như thế nào là xe không kinh doanh vận tải?
Như thế nào là xe không kinh doanh vận tải?

Cụ thể, theo khoản 1,2, 3 Điều 3 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định thì :

  1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
  3. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).

Theo đó, nếu xe ô tô của gia đình bạn không được sử dụng chuyên chở hàng hóa, hành khách với mục đích sinh lời thì đó không phải là xe kinh doanh vận tải. Ngược lại, nếu có bất kỳ một hoạt động sử dụng nào sinh lợi thì lúc đó sẽ được tính là xe kinh doanh với mục đích vận tải.

Thế nào là phù hiệu? 

Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không? Vấn đề xe không kinh doanh vận tải đã được chia sẻ chi tiết phía trên. Vậy còn phù hiệu được đề cập ở đây là gì? Có lẽ nhiều người đã nghe đến cụm từ này nhưng chưa chắc đã hiểu và nắm rõ về nó. Do đó, trước khi giải đáp thắc mắc được đưa ra từ đầu bài viết, chúng ta sẽ tiếp tục làm rõ xem phù hiệu là gì. 

Phù hiệu chính là một mẫu tem được ban hành bởi Bộ Giao Thông Vận Tải.
Phù hiệu chính là một mẫu tem được ban hành bởi Bộ Giao Thông Vận Tải.

Phù hiệu là gì? 

Phù hiệu chính là một mẫu tem được ban hành bởi Bộ Giao Thông Vận Tải. Phù hiệu được yêu cầu phải gắn lên phương tiện của mình trong xuyên suốt quá trình sử dụng phương tiện đó. 

Tại sao lại cần có phù hiệu? Bởi lẽ phù hiệu giống như 1 tờ khai về tính minh bạch của phương tiện xe đó. Cụ thể, phù hiệu cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, công ty, tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện. Các thông tin về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cũng được đề cập chi tiết trên phù hiệu. Nhờ đó mà việc truy xuất thông tin, giám sát của các đơn vị chức năng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.

Một vài điều cần biết về phù hiệu và những quy định liên quan 

Phù hiệu như chúng ta vừa nói là một mẫu tem được gắn trên phương tiện xe ô tô. Tuy nhiên việc gắn phù hiệu như thế nào thì cần phải được nghiên cứu và thực hiện đúng theo nguyên tắc được quy định. Nếu việc gắn phù hiệu không tuân thủ theo nguyên tắc được đặt ra bởi cơ quan có thể quyền thì tài xế điều khiển phương tiện vẫn sẽ phải chịu những mức phạt tương ứng. 

Nếu gắn phù hiệu không tuân thủ theo nguyên tắc, tài xế điều khiển phương tiện vẫn sẽ phải chịu những mức phạt tương ứng.
Nếu gắn phù hiệu không tuân thủ theo nguyên tắc, tài xế điều khiển phương tiện vẫn sẽ phải chịu những mức phạt tương ứng.

Cụ thể, nguyên tắc này đơn giản là việc gắn phù hiệu phải được dán vào vị trí dễ nhìn thấy. Phù hiệu được dán một cách rõ ràng để thể hiện toàn bộ nội dung trên đó thuận tiện cho việc kiểm tra. 

Về vấn đề tiền phạt và mức phạt áp dụng cho trường hợp không gắn phù hiệu đúng quy định, điều này cũng được quy định rất rõ trong nội dung của nghị định. Chúng tôi sẽ nêu ngắn gọn để bạn đọc có thể nắm bắt:

  • Mức phạt đối với chủ sở hữu xe có thể bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng (cá nhân sở hữu) hoặc từ 8 đến 12 triệu đồng (đối với tổ chức sở hữu). Thậm chí mức xử phạt cao nhất có thể lên tới 17 triệu đồng tùy tình huống vi phạm. 
  • Mức phạt đối với người trực tiếp lái xe theo quy định sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 3 đến 5 triệu đồng tùy vào lỗi sai và mức độ. Tuy nhiên, khác với chủ sở hữu, người trực tiếp lái xe còn phải chịu hình phạt là bị tước giấy phép lái xe từ 1 cho tới 30 tháng (tùy mức độ vi phạm).

Lệ phí làm phù hiệu xe hợp đồng kinh doanh vận tải bao nhiêu tiền

Giá trọn gói chỉ: 790.000₫

Giá gắn hộp đen Viettel: 1.300.000₫

  1. Thủ tục đơn giản: Photo Cavẹt + Đăng kiểm + CMND
  2. Thời gian làm: 1 – 3 ngày
  3. Thanh toán: Sau khi nhận phù hiệu
  4. Hotline liên hệ: 0866.222.900

Theo nghị định 86/2014/NĐ-CP của chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thì từ 1/7/2015 tất cả các xe kinh doanh chở hành khách như: GrabTaxi – beCar – xe khách đều phải lắp Thiết bị Giám sát hành trình hợp chuẩnlàm phù hiệu xe hợp đồng.

làm phù hiệu xe hợp đồng
làm phù hiệu xe hợp đồng

Vậy xe không kinh doanh vận tải có cần thiết phải gắn phù hiệu hay không? 

Thông qua thông tin phía trên hẳn bạn đọc đã hiểu rõ về phù hiệu và trường hợp nào được tính là xe ô tô không kinh doanh vận tải rồi. Vậy lời giải cho vấn đề xe không kinh doanh vận tải có nhất thiết phải gắn phù hiệu không là gì? 

Việc gắn phù hiệu cho xe không kinh doanh vận tải là không cần thiết

Đáp án được đưa ra là không. Việc gắn phù hiệu cho xe không kinh doanh vận tải là không cần thiết cũng như không được bắt buộc theo bất kỳ điều luật nào cả. 

Ngoài ra, việc gắn phù hiệu và nguyên tắc gắn phù hiệu cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo nội dung được quy định trong nghị định 10/2020 NĐ CP đối với xe kinh doanh vận tải. 

Việc gắn phù hiệu cho xe không kinh doanh vận tải là không cần thiết
Việc gắn phù hiệu cho xe không kinh doanh vận tải là không cần thiết

Về trường hợp xác định đâu là xe kinh doanh vận tải thì chúng tôi đã chia sẻ chi tiết với bạn đọc ở mục nội dung phía trên bài viết. Nếu chưa nhớ rõ, bạn hãy kéo lên và tham khảo lại nhé.

Căn cứ pháp lý cho vấn đề trên

Để giúp bạn đọc tin tưởng vào thông tin được tiếp nhận, ở phần thông tin dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết những căn cứ pháp lý để bạn đọc có thể tham khảo, ghi nhớ. 

Căn cứ pháp lý được đưa ra chính là điểm a, b và c thuộc khoản 1 Điều 22 (Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu) của Nghị định 10/2020/NĐ CP quy định về kinh doanh về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 

Cụ thể nội dung của khoản 1 nêu rõ:

“Đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô phù hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép và đảm bảo nguyên tắc sau:

  1. a) Tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải;
  2. b) Xe ô tô có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” được vận chuyển công-ten- nơ và hàng hóa khác. Xe có phù hiệu “XE TẢI” hoặc “XE ĐẦU KÉO” không được vận chuyển công-ten-nơ;
  3. c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù hiệu xe ô tô trung chuyển.”
Tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng
Tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng

Trên đây chính là toàn bộ lời giải về vấn đề xe không kinh doanh vận tải có  phải gắn phù hiệu không. Hy vọng với lời giải được đưa ra cùng với những thông tin liên quan hữu ích được chia sẻ, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Hãy tham khảo, ghi nhớ thật kỹ điều bạn cho là cần thiết để không vi phạm luật giao thông trong quá trình di chuyển, vận hành hàng hóa hay dùng cho mục đích chuyên chở đa dạng nhé.

LIÊN HỆ NGAY https://thietbigiamsathanhtrinh.vn/

Hotline và zalo: 0963.14.53530922.193.999