Hộp đen ô tô là gì? Cấu tạo và cách lắp đặt như thế nào?
Hộp đen được xem là công cụ hỗ trợ hữu ích để cơ quan chức năng điều tra một vụ tai nạn giao thông xảy ra. Vậy hộp đen ô tô là gì? Cấu tạo và cách lắp đặt ra sao? Thiết bị được ứng dụng trong thực tế như thế nào? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, mời các bạn hãy cùng theo dõi.
Tông quan thông tin về hộp đen ô tô
Lắp đặt hộp đen là yêu cầu do Bộ giao thông vận tải ban hành và được áp dụng trên những dòng xe quy định. Dù là phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa hay vận tải hành khách đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định này. Vậy hộp đen ô tô là gì, cấu tạo và cách lắp đặt ra sao?
Hộp đen ô tô là gì?
Hộp đen là công cụ quen thuộc trên ô tô thường được gọi bằng nhiều cái tên như: thiết bị định vị ô tô, thiết bị giám sát hành trình ô tô. Hộp đen có kích thước khá nhỏ dùng để lắp đặt bên trong ô tô hoặc các phương tiện giao thông khác.
Hệ thống lưu trữ dữ liệu trong hộp đen kết nối đến máy chủ nhằm thực hiện bộ ba nhiệm vụ định vị GPS – giám sát – quản lý mọi hoạt động của xe. Từ đó mà chủ phương tiện có thể theo dõi tình trạng xe bất cứ lúc nào thông qua laptop hoặc smartphone có kết nối internet.
Thành phần cấu tạo hộp đen là gì?
Hộp đen được tạo thành từ những bộ phận đặc biệt do mục đích sử dụng liên quan đến hoạt động giám sát hành trình ô tô. Cấu tạo cơ bản của hộp đen bao gồm:
- Chip định vị GPS là bộ phận quan trọng nhất của hộp đen và được chế tạo từ công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Với vai trò tiếp nhận tín hiệu di chuyển trên xe, bộ phận trực tiếp mã hóa dữ liệu để định vị hoạt động của xe với phạm vi toàn cầu.
- Anten GSM được sản xuất chuyên dụng cho ô tô hoặc các phương tiện giao thông khác. Ăng ten thực hiện nhiệm vụ duy trì tính ổn định và liên tục quá trình giám sát hành trình của hộp đen. Bên cạnh đó, anten GSM còn đảm nhiệm chức năng truyền phát dữ liệu phương tiện ô tô đến máy chủ. Đồng thời thu hồi nguồn dữ liệu do máy chủ cung cấp trong một số trường hợp cần thiết.
- Bộ phận vi xử lý hình thành dựa trên công nghệ cảm biến của ô tô. Thông qua đường dây ACC, bộ phận vi xử lý nhận được tín hiệu và lưu trữ dữ liệu liên quan đến trạng thái hoạt động của phương tiện.
- Bộ phận hiện thị và cảnh cáo chính là màn hình hiển thị dữ liệu trên hộp đen ô tô. Khi nhận ra các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn hoạt động của xe như: chạy vượt quá tốc độ, hết nguyên liệu… Màn hình hiển thị cảnh báo cho tài xế điều khiển hoặc chủ xe theo dõi qua điện thoại thông minh. Tiếp đó, bộ phần cò phát ra âm thanh cảnh báo vấn đề đang xảy ra trên xe.
- Bộ phận thu nhận thông tin của tài xế để lưu trữ nguồn dữ liệu quan trọng. Trong bộ phận này gồm có: Đầu đọc thẻ cho tài xế áp dụng công nghệ RFID với tần số hoạt động 13,56Mhz; Thẻ nhận dạng tài xế ghi nhận dữ liệu dưới dạng mã hóa ASCII với dung lượng ít nhất 64 byte.
Hướng dẫn cách lắp đặt hộp đen ô tô đúng chuẩn
Sau khi tìm hiểu hộp đen ô tô là gì, cấu tạo và cách lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cũng là vấn đề được nhiều chủ xe quan tâm. Trên thực tế, chủ phương tiện có thể lựa chọn hai hình thức lắp đặt như sau:
- Liên hệ đến đơn vị cung cấp thiết bị để nhận được hỗ trợ lắp đặt trực tiếp.
- Mua thiết bị giám sát hành trình về nhà và tự gắn vào ô tô.
Trong trường hợp người dùng muốn thực hiện phương pháp thứ hai có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi lắp đặt hộp đen cho ô tô nhằm đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Bộ dụng cụ chăm sóc, bảo dưỡng cần có bao gồm: Kiềm, dao, băng keo, dây buộc, đồng hồ đo điện. Và tất nhiên không thể thiếu sản phẩm hộp đen định vị ô tô chính hãng. Bên trong sản phẩm gồm có: anten GPS, đầu đọc thẻ REID, các loại dây dẫn…
Bước 2: Thiết kế nguồn điện
Sau khi đã chuẩn bị xong dụng cụ là lúc người dùng cần tìm nguồn điện phục vụ mục đích cài đặt hộp đen. Nguồn điện cần được đấu nối an toàn hai cực âm và cực dương với khoang cabin trong xe. Tiếp tục đấu nối dây thiết bị với nhau theo chỉ định được ghi trên sách hướng dẫn. Kết quả cần đạt được các đầu nối tạo thành liên kết giữa anten GPS, đầu đọc thẻ RFID và dây nguồn.
Bước 3: Kích hoạt thiết bị
Hoàn tất quá trình đấu nối nguồn điện với các bộ phận của hộp đen tức việc lắp đặt hộp đen trong ô tô đã xong. Giờ đây, chủ xe cần liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình. Đưa ra yêu cầu cài đặt hộp đen trên hệ thống và trình bày các dữ kiện cần thiết như: Mã số seri hộp đen, biển số phương tiện giao thông, số điện thoại người dùng, tên tài khoản và mật khẩu.
Bước 4: Bố trí không gian đặt hộp đen
Tiến hành test thử thiết bị định vị, giám sát hành trình trên hệ thống nhà cung cấp. Nếu quá trình kiểm tra thuận lợi chứng tỏ người dùng đã lắp đặt thành công hộp đen. Giờ đây, chủ xe cần cố định ăng ten, đầu lọc thẻ các vị trí gọn gàng trên xe để tránh làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác.
Ứng dụng quan trọng của hộp đen định vị giám sát hành trình
Thông thường, thiết bị hộp đen được lắp đặt vị trí nằm trên khoang lái bên trong ô tô. Nếu muốn lắp đặt hộp đen để theo dõi phương tiện nên lựa chọn khu vực dễ quẹt thẻ cũng như thu phát sóng tốt.
Sau khi liên kết cùng hệ thống Server Data, thiết bị ghi nhận dữ liệu và truyền đến Server quản lý bằng các hình thức như SMS, GPRS hoặc GPS. Thời gian lưu trữ thông tin trong vòng 3 tháng gần nhất để người dùng có thể quản lý xe mọi lúc mọi nơi.
Tìm hiểu hộp đen ô tô là gì, cấu tạo và cách lắp đặt đúng quy chuẩn đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất với những chức năng của nó. Thiết bị được ứng dụng phổ biến trên mọi phương tiện để ghi nhận thông tin lái xe. Lưu truyền thông tin và định vị giám sát hoạt động của phương tiện.
Lịch trình di chuyển của phương tiện được hiển thị thông qua màn hình điện thoại hoặc máy tính. Người dùng chỉ cần sử dụng thiết bị công nghệ có kết nối internet để quan sát toàn bộ hoạt động di chuyển của xe. Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hóa có thể quản lý lịch trình chạy xe dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, hộp đen còn có chức năng cảnh báo trong trường hợp xe chạy quá tốc độ hoặc thời gian liên tục lái xe. Nhờ đó mà chủ xe đảm bảo khả năng chấp hành luật lệ giao thông bảo vệ tính mạng của tài xế và những người xung quanh.
GÓI CƯỚC |
GIÁ THIẾT BỊ (VNĐ) |
VTR 15 Tháng | 1.463.000 |
VTR 30 Tháng | 2.288.000 |
VTR 48 Tháng | 2.882.000 |
ĐỊNH VỊ Ô TÔ KHÔNG DÂY |
1.000.000 |
ĐỊNH VỊ XE MÁY VIETTEL=>XEM THÊM |
1.350.000 |
COMBO CAMERA + ĐỊNH VỊ |
4.841.000 |
KHÓA CHỐNG TRỘM XE MÁY |
1.450.000 |
(Đã bao gồm VAT)
> > TỔNG ĐÀI ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LẮP ĐẶT: 0963.14.5353 (Zalo) – 0902.889.777 hoặc 0866.222.900
Hộp đen ô tô là gì, cấu tạo và cách lắp đặt như thế nào? Chắc hẳn bạn đọc đã tìm ra đáp án sau khi theo nội dung viết trên. Hy vọng thông tin thật sự bổ ích giúp chủ phương tiện nắm bắt kịp thời các quy định do nhà nước ban hành. Từ đó chấp hành đúng nguyên tắc đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội.
LIÊN HỆ NGAY https://thietbigiamsathanhtrinh.vn/
Hotline và zalo: 0963.14.5353 và 0922.193.999