Giải đáp phù hiệu xe tải là gì và các vấn đề liên quan bạn cần biết

Phù hiệu xe tải là gì đã không còn là vấn đề quá xa lạ với dân tài xế và người kinh doanh xe tải. Tuy nhiên để hiểu cặn kẽ về phù hiệu xe tải thì không phải ai cũng nắm rõ. Đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn.

Phù hiệu xe tải là gì?

Phù hiệu xe tải là gì?

Phù hiệu xe tải hiểu một cách đơn giản chính là tem xe. Chúng là loại giấy phép được Bộ Giao Thông Vận Tải quy định và khởi điểm áp dụng từ tháng 07/2015. Hoặc hiểu đúng bản chất của phù hiệu xe tải chính là giấy phép kinh doanh vận tải. 

Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, toàn bộ những phương tiện ô tô phục vụ nhu cầu kinh doanh vận tải đều phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Ngoài ra, chúng cần có đầy đủ phù hiệu xe tải tính trước thời gian 07/2018. Bên cạnh đó, xe cần có thêm văn bản chấp nhận khai thác tuyến, hoặc tần suất xe,…

Thời hạn lắp phù hiệu xe ô tô theo đúng quy định

Ngoài hiểu bản chất phù hiệu xe tải là gì, bạn cần nắm rõ thời hạn áp dụng với xe ra sao. Theo như Nghị định 86/2014/NĐ-CP toàn bộ những xe phục vụ nhu cầu kinh doanh vận tải bắt buộc lắp phù hiệu theo đúng thời hạn cụ thể là: 

  • Toàn bộ xe bus, xe đầu kéo rơ mooc, xe sơ mi rơ mooc bắt buộc có phù hiệu trước ngày 01/07/2015
  • Toàn bộ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa trọng tải trên 10 tấn cần gắn phù hiệu trước ngày 01/01/2016
  • Toàn bộ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa trọng tải dao động trong khoảng 7 tấn – 10 tấn bắt buộc gắn phù hiệu trước ngày 01/07/2016
  • Toàn bộ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa trọng tải trong khoảng 3,5 – 7 tấn bắt buộc gắn phù hiệu trước ngày 01/07/2017
  • Toàn bộ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa trọng tải tối đa 3,5 tấn bắt buộc gắn phù hiệu trước ngày 01/07/2018

Với các xe tham gia giao thông trên đường mà không có hay không gắn phù hiệu xe tải sẽ  chịu phạt tiền từ 3-5 trđ. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng. Mức phạt này đủ để răn đe các tài xế cần tuân thủ đúng quy định luật pháp. 

Xe tải gia đình dưới 3.5 tấn có phải lắp phù hiệu xe tải không?

XEM THÊM: Tìm hiểu quy định xử phạt xe không có phù hiệu

Xe tải gia đình dưới 3,5 tấn có bắt buộc gắn phù hiệu không?

Thực tế, rất nhiều người băn khoăn về dòng xe tải dùng cho gia đình dưới 3.5 tấn có cần lắp phù hiệu không? Đa số dòng xe này chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình, kinh doanh, chở hàng hóa mà không cho thuê. 

Hoặc gia đình sở hữu cửa hàng kinh doanh cần xe chở hàng hóa mà không thuộc đơn vị vận tải. Bởi vậy, việc xác định rõ dòng xe này có cần gắn phù hiệu hay không là điều rất quan trọng. Đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc này khiến nhiều người hoang mang không biết thực hư ra sao?

Tuy nhiên nếu bạn đọc kỹ quy định ở Khoản 1, Điều 50, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT sẽ có cho mình đáp án chuẩn xác. Tại điều khoản này có quy định những đơn vị kinh doanh vận tải không trực tiếp thu tiền. 

Chúng chỉ là vận chuyển hàng nội bộ cụ thể là từ nhà đến nhà kho. Các phương tiện được dùng <10 tấn và số lượng <5 xe sẽ không thuộc đối tượng bắt buộc phải cấp phép giấy kinh doanh vận tải bằng xe oto. Vì vậy, họ không cần gắn phù hiệu xe tải và cũng không cần phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định pháp luật.

Thủ tục cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải ra sao?

Đa phần khi chúng ta tìm hiểu phù hiệu xe tải là gì sẽ không bỏ qua việc tìm hiểu thủ tục cấp phù hiệu. Dựa vào Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, phù hiệu được cấp cho xe kinh doanh vận tải, những đơn vị kinh doanh vận tải sẽ tuân thủ các bước nộp hồ sơ dưới đây:

Thủ tục cấp phù hiệu xe tải

Bước 1: Nộp hồ sơ để đề nghị cấp phù hiệu

Địa điểm để nộp hồ sơ là: Sở Giao thông vận tải nơi đã thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải sẽ nộp 1 bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị yêu cầu cấp phù hiệu chuẩn mẫu quy định ở Phụ lục V của Nghị định này.
  • Bản photo giấy đăng ký xe ô tô hay bản copy giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô tại cơ quan cấp đăng ký.

Với tình huống phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải sẽ cần xuất trình thêm bản copy của một số giấy tờ sau:

  • Hợp đồng thuê phương tiện viết bằng văn bản của tổ chức, cá nhân.
  • Hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã hay hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực vận tải sẽ nộp trực tiếp hay đường bưu điện hoặc online đúng quy định.

Bước 2: Sửa đổi và bổ sung hồ sơ 

Bạn sẽ cần sửa đổi và bổ sung hồ sơ nếu bước 1 làm hồ sơ có xảy ra sai sót. Trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ:

  • Trường hồ sơ phải sửa đổi hoặc thêm nội dung, giấy tờ, cơ quan cấp phù hiệu sẽ thông báo trực tiếp hay thông báo qua văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ online các nội dung cần thêm hay sửa đổi tới đơn vị kinh doanh vận tải.
  • Dựa vào điều này, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ sửa đổi, thêm theo yêu cầu để hoàn thiện hồ sơ.
Giải quyết công đoạn

Bước 3: Giải quyết công đoạn cấp phù hiệu cho xe

  • Khoảng thời gian thực hiện: Trong 2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ đúng quy định.
  • Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho những xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải đúng thời hạn quy định.
  • Tình huống từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải sẽ hồi đáp lại bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống online và nêu rõ lý do.

Việc trả kết quả có thể được thực thi trực tiếp hay  thông qua bưu điện hoặc một vài hình thức khác sao cho phù hợp.

Lưu ý

Trong trường hợp đã được cấp phù hiệu mà không còn hạn, hay bị mất hoặc bị hỏng, khi có nhu cầu đổi chủ sở hữu phương tiện hay thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải, sẽ được yêu cầu cấp lại phù hiệu xe tải nếu bị thu hồi hoặc chuyển đổi quyền sử dụng.

Tuy nhiên, trong trường hợp đề nghị cấp lại phù hiệu nếu bị thu hồi hay bị tước quyền sử dụng thì trong hồ sơ cần bổ sung tài liệu làm bằng chứng cho việc khắc phục vi phạm xuất phát từ nguyên do bị thu hồi hay bị tước quyền sử dụng phù hiệu.

XEM THÊM:

Một số loại xe phải gắn phù hiệu ô tô

Phù hiệu xe tải là gì? Loại xe bắt buộc gắn phù hiệu liệu bạn đã biết hay chưa. Theo quy định gắn phù hiệu ô tô ứng dụng cho một số đối tượng là xe kinh doanh vận tải, điển hình như:

  • Xe vận tải hành khách: Xe bus, xe taxi, xe khách chạy tuyến đường cố định, xe chạy theo hợp đồng và xe du lịch;
  • Xe vận tải hàng hóa: Các dòng xe tải, xe container, xe đầu kéo kéo rơ moóc hay sơ mi rơ moóc, các dòng xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa,…

Từ đây, bạn có thể nhận định rằng, dù xe không kinh doanh vận tải, hoặc chỉ dùng vì lợi ích, nhu cầu cá nhân, phục vụ mục đích nội bộ của doanh nghiệp thì không cần gắn phù hiệu. Tất cả các dòng ôtô tải là một trong các đối tượng bắt buộc chấp hành quy định gắn phù hiệu.

Nếu đơn vị vi phạm những quy định về gắn phù hiệu ô tô, tài xế điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 5 – 7tr. Đồng thời, họ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 1-3 tháng. Ngoài xử phạt lái xe, chủ xe cũng sẽ bị phạt tiền 6-8 trđ. Doanh nghiệp vận tải có xe chịu phạt từ 12 -16 trđ. Vì vậy ngoài việc hiểu phù hiệu xe tải là gì tài xế và đơn vị kinh doanh xe vận tải cần tuân thủ đúng luật đã quy định về gắn phù hiệu xe.

LIÊN HỆ NGAY https://thietbigiamsathanhtrinh.vn/

Hotline/Zalo: 0963.14.5353 và 0922.193.999