Hợp tác xã vận tải là gì? Những điều bạn cần biết về hợp tác xã vận tải
Hợp tác xã vận tải là gì là một khái niệm không quá xa lạ đối với những người làm trong lĩnh vực giao thông, vận tải. Đây cũng là một hình thức kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu và được áp dụng nhiều ở tất cả các ngành nghề. Đến với bài viết sau đây của thietbigiamsathanhtrinh, các bạn sẽ được tìm hiểu “tất tần tật” những kiến thức liên quan đến hợp tác xã vận tải.
MỤC LỤC
Hợp tác xã vận tải là gì?
Hợp tác xã vận tải là gì là một khái niệm quen thuộc đối với những người làm trong lĩnh vực vận tải, xây dựng nhưng lại khá xa lạ với những người chưa tìm hiểu về ngành này. Trên thực tế, hợp tác xã vận tải là một đơn vị tổ chức trung gian của bộ GTVT cùng với những đơn vị nhỏ khác kinh doanh trong lĩnh vực vận tải.
Những cá nhân và các doanh nghiệp tự động góp vốn vào kinh doanh về vận tải theo quy định của pháp luật sẽ được, giúp cho hiệu quả kinh doanh và tinh thần tập thể được nâng cao sẽ được gọi là hợp tác xã. Hợp tác xã vận tải hoạt động chủ yếu dựa trên lợi ích chung.
Để thành lập một hợp tác xã vận tải, cần phải có ít nhất 3 cá nhân hoặc doanh nghiệp tham gia vào việc góp vốn, và vị trí của hợp tác xã vận tải cũng sẽ tương đương như những doanh nghiệp vận tải khác. Những đơn vị tham gia vào các hợp tác xã vận tải sẽ được gọi là xã viên.
Vai trò của hợp tác xã vận tải
Vai trò của hợp tác xã vận tải là gì? Tại sao hình thức kinh doanh này lại quan trọng đối với lĩnh vực vận tải?
Làm giấy tờ vận tải
Lợi ích đầu tiên của những xã viên khi tham gia vào các hợp tác xã vận tải là dễ dàng thực hiện và xin những giấy phép cần thiết cho việc kinh doanh.
Một số loại giấy tờ như giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu xe tải là rất cần thiết đối với những người có ý định kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Đây cũng là những loại giấy rất khó để xin, chính vì thế mà nhiều người thường tập trung thành một hợp tác xã vận tải, đơn vị kinh doanh này sẽ giúp cho các giấy tờ được cấp phép dễ dàng hơn.
Hợp tác xã vận tải cũng giúp việc xin lệnh vận chuyển được thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn, lệnh này sẽ ủy quyền về cho những đơn vị kinh doanh của hợp tác xã, tương tự, hợp tác xã cũng sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm cho việc thông báo đến các thành viên sau 6 tháng, sau khi loại giấy phép này đã hết hạn.
Mặt khác, khi tham gia vào các hợp tác xã vận tải, bạn cũng sẽ được cung cấp thẻ tập huấn.
Quản lý giấy tờ và sổ sách dễ dàng hơn
Khi tham gia vào hợp tác xã vận tải, bạn sẽ không cần phải đau đầu về việc làm thế nào để quản lý tất cả các loại giấy tờ liên quan đến kinh doanh vận tải. Đây cũng là một ưu điểm vô cùng quan trọng của những hợp tác xã vận tải.
XEM THÊM: Tìm hiểu quy định xử phạt xe không có phù hiệu
Hướng dẫn tham gia hợp tác xã vận tải
Sau khái niệm hợp tác xã vận tải là gì và những lợi ích khi tham gia hợp tác xã vận tải là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đến những hướng dẫn để tham gia vào hợp tác xã vận tải. Trên thực tế, để tham gia vào hợp tác xã vận tải vô cùng đơn giản, những thủ tục không hề phức tạp.
Chủ xe tham gia vào những hợp tác xã vận tải
Khi bạn tham gia vào các hợp tác xã vận tải với vai trò là chủ xe, bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiện thủ tục:
- 2 bản sao của cavet (phải còn thời hạn trong vòng 6 tháng) và được công chứng, cũng có thể sử dụng bản sao y bản photo công chứng.
- Bản sao y công chứng của giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp khi chủ xe có kinh doanh công ty (phải mang theo con dấu).
- 2 bản giấy đăng kiểm có kinh doanh còn thời hạn trong vòng 6 tháng và được công chứng.
- 1 bản bảo hiểm dân sự có kinh doanh photo.
- 1 bản photo của bộ hợp đồng định vị.
Tài xế tham gia vào những hợp tác xã vận tải
Khi bạn tham gia vào các hợp tác xã vận tải với vai trò là tài xế, bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiện thủ tục:
- Giấy CMND hoặc CCCD, hộ chiếu photo.
- 1 bản sao của giấy phép lái xe.
- 1 giấy khám sức khỏe.
Đây là những loại giấy tờ bắt buộc phải có khi tài xế đăng ký tham gia vào các hợp tác xã vận tải. Ngoài ra, nếu hợp tác xã mà bạn tham gia có yêu cầu thêm bất cứ giấy tờ nào thì bạn cần phải chuẩn bị thêm.
XEM THÊM: Tìm hiểu quy định xử phạt xe không có phù hiệu
Những điều cần lưu ý sau khi thành lập hợp tác xã vận tải
Vậy sau khi thành lập hợp tác xã vận tải, bạn cần phải lưu ý những công việc và giai đoạn nào?
Công bố việc thành lập hợp tác xã
Công việc đầu tiên mà bạn cần làm ngay sau khi thành lập hợp tác xã là công bố những thông tin về việc thành lập.
Những thông tin mà bạn cần phải công bố bao gồm ngành mà bạn đang kinh doanh cùng với những thành viên sáng lập của hợp tác xã.
Người thực hiện nhiệm vụ này chính là người đại diện về mặt pháp lý của hợp tác xã, thời hạn thực hiện là 30 ngày kể từ ngày thành lập, mức phí công bố thông tin là 300.000VNĐ.
Khắc và đăng ký con dấu cho hợp tác xã
Việc tiếp theo mà bạn cần làm sau khi thành lập hợp tác xã vận tải là khắc và đăng ký cho con dấu. Mỗi hợp tác xã vận tải sẽ được quyền quyết định tổng số con dấu, hình thức và nội dung của các con dấu.
Tuy nhiên, sau khi đã có con dấu, doanh nghiệp có nhiệm vụ phải đăng ký những thông tin về con dấu với cơ quan có liên quan, sau đó thông tin con dấu này sẽ được đăng tải chính thức trên cổng thông tin kinh doanh. Công tác quản lý con dấu sẽ do chính hợp tác xã chủ động xây dựng. Tất cả các tài liệu liên quan đến những con dấu của công ty sẽ được lưu trữ tại trụ sở chính của hợp tác xã.
Treo biển hiệu của hợp tác xã
Việc làm quan trọng tiếp theo sau khi thành lập hợp tác xã chính là treo biển hiệu. Theo đó, trụ sở chính và tất cả những đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã cần phải treo biển hiệu. Nếu hợp tác xã vận tải có sử dụng tên theo tiếng nước ngoài thì trên bảng hiệu, tên bằng tiếng Việt phải có kích thước to hơn so với những tên theo ngôn ngữ khác.
Mặt khác, tất cả các nội dung trên biển hiệu của hợp tác xã đều phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Luật pháp sẽ xử lý nghiêm ngặt đối với những đơn vị hợp tác xã không treo biển hiệu khi hoạt động.
XEM THÊM:
- Vtracking Viettel – Thiết bị giám sát hành trình tốt nhất hiện nay bạn có thể lựa chọn
- Phù hiệu xe tải là gì?
Nộp thuế
Việc cuối cùng mà các đơn vị cần làm sau khi thành lập hợp tác xã vận tải là gì? Nộp thuế chính là việc cuối mà hợp tác xã cần làm.
Trước tiên, hợp tác xã cần phải nộp đầy đủ tờ khai của thuế môn bài theo quy định của pháp luật. Sau đó, hợp tác xã cần phải nộp thuế thông qua ngân hàng được liên kết với cơ quan quản lý thuế. Hợp tác xã còn có thể tự do lựa chọn phương pháp tính thuế, sau đó làm thủ tục lại với cơ quan thuế.
Như vậy, bài viết trên của thietbigiamsathanhtrinh đã giải đáp khái niệm hợp tác xã vận tải là gì cũng như những lợi ích khi tham gia vào hợp tác xã vận tải. Bên cạnh đó, hãy ghi nhớ các thủ tục tham gia vào tổ chức này và những việc quan trọng cần phải làm ngay sau khi thành lập nhé.
LIÊN HỆ NGAY
Hotline và zalo: 0963.14.5353 và 0922.193.999