Tìm hiểu quy định xử phạt xe không có phù hiệu

Theo quy định đề ra xe không có phù hiệu không được phép lưu thông trên đường. Do đó đối với các loại xe kinh doanh vận tải nếu không có phù hiệu sẽ bị Cơ quan cảnh sát giao thông xử phạt theo quy định đề ra. Vậy xử phạt xe không có phù hiệu chi tiết được quy định ra sao? Thắc mắc này sẽ được thietbigiamsathanhtrinh.vn làm sáng tỏ ngay bây giờ.

Phù hiệu xe – Tầm quan trọng khi sử dụng

Phù hiệu xe bản chất là mẫu tem được bộ GTVT quy định bắt buộc phải gắn vào xe. Trên phù hiệu sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến xe vận tải. Bao gồm như thông tin công ty, xe chở hàng hay chở khách, thời gian hoạt động,…Vị trí gắn đa phần là ở chỗ dễ thấy. Mục đích gắn phù hiệu cho xe vận tại là để Cơ quan ban ngành dễ dàng quản lý được các phương tiện.

Phù hiệu xe nhất định phải có
Phù hiệu xe nhất định phải có

Theo Nghị định 86/2014 và Nghị định 10/2019 đã quy định rõ ràng các loại xe bắt buộc phải gắn phù hiệu theo lộ trình. Nếu những đối tượng này không thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định. Trong đó bao gồm các loại xe vận tải sau đây:

  • Xe buýt, đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa (KDVTHH) có tải trọng từ 10 tấn trở lên
  • Xe ô tô KDVTHH tải trọng từ 7 đến dưới 10 tấn
  • Xe ô tô KDVTHH tải trọng dưới 3.5 tấn
  • Xe ô tô KDVTHH tải trọng từ 3.5 tấn đến dưới 7 tấn

Mức xử phạt xe không có phù hiệu theo quy định hiện hành

Quy định xử phạt xe không có phù hiệu trên thực tế chỉ xử phạt hành chính. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà mức xử phạt đưa ra sẽ khác nhau. Chi tiết mức xử phạt như sau, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn cho mình.

Xử phạt xe không có phù hiệu đa phần là xử phạt hành chính

Đối với người trực tiếp điều khiển xe

Quy định mức xử phạt đối với người điều khiển xe được nêu rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Chi tiết tại khoản 6 điều 24 của Nghị Định. Theo đó người điều khiển sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng nếu:

  • Không gắn phù hiệu theo quy định.
  • Có phù hiệu nhưng hết thời hạn 
  • Sử dụng phù hiệu không phải Cơ quan thẩm quyền cấp

Đặc biệt Cơ quan ban ngành còn áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung cho người điều khiển phương tiện khi không có phù hiệu. Cụ thể quy định tại điểm c, Khoản 9 của Điều 24 là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Trong đó thời gian tước giấy phép giao động từ  1 đến 3 tháng theo từng trường hợp cụ thể.

Đối với chủ sở hữu của xe

Bên cạnh xử phạt người điều khiển xe thì theo quy định xử phạt xe không có phù hiệu còn áp dụng cho chủ sở hữu xe. Quy định xử phạt được nêu rõ tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Chi tiết quy định tại điểm h, Khoản 9, Điều 30.

Chủ sở hữu xe không có phù hiệu cũng sẽ chịu mức phạt theo quy định đề ra

Cụ thể nếu chủ sở hữu giao phương diện cho người làm công, người đại diện điều khiển sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt từ 6 triệu đồng đến 9 triệu đồng đối với các cá nhân. Còn riêng đối các các tổ chức là chủ sở hữu xe ô tô, máy kéo, xe tương tự thì phạt từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng.

XEM THÊM: Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cần thiết để xin cấp phù hiệu

Trình tự, thủ tục xin cấp phù hiệu 

Trước quy định xử phạt xe không có phù hiệu như trên ngay bây giờ chủ sở hữu xe cần thực hiện xin cấp phù hiệu cho xe. Trên thực tế thủ tục xin cấp cũng không quá phức tạp vào khó khăn nên bạn đừng chần chừ gì thêm. Cụ thể trình tự, thủ tục xin cấp như sau bạn hãy tham khảo để thực hiện.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước đầu tiên trong thủ tục xin cấp phù hiệu là bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp. Đây là việc làm cơ bản và cần thiết cho mọi quá trình. Trong đó chi tiết hồ sơ được quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Chi tiết tại Khoản 4, Điều 22 bao gồm các giấy tờ đầy đủ sau:

Chuẩn bị hồ sơ theo quy định
  • Giấy đề nghị cấp phù hiệu. Quy định mẫu tại phụ lục V của Nghị định
  • Bản sao công chứng. Hoặc bản sao cộng bản chính giấy tờ:

o   Giấy đăng kiểm

o   Giấy đăng ký xe

o   Hợp đồng thuê phương tiện

  • Cung cấp các thông tin liên quan vào thiết bị giám sát hành trình của xe xin cho phù hiệu. Cụ thể là

o   Trang thông tin điện tử

o   Tên đăng nhập

o   Mật khẩu truy cập

  • Giấy giới thiệu công ty (ủy quyền)
  • CMND người nộp hồ sơ

Bước 2:  Nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng

Một khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bạn tiến hành nộp hồ sơ lên cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Và cụ thể là Sở giao thông vận tải thuộc nơi cấp giấy phép kinh doanh.

Sau khi nhận hồ sơ Cơ quan chức năng sẽ xem xét cẩn thận xem có đủ giấy tờ không. Sau đó kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành trình đáp ứng quy định. Bao gồm lắp đặt và truyền dẫn dữ liệu.  Nếu trường hợp từ chối không cấp, Cơ quan chức năng sẽ trả lời bằng văn bản hoặc trả lời qua hệ thống dịch vụ trực tuyến với lý do đầy đủ.

Nộp hồ sơ xin cấp tại Sở GTVT

Việc tiếp nhận hồ sơ, cũng như trả kết quả sẽ được thực hiện ngay tại Cơ quan cấp hoặc đường bưu điện. Trong thời gian 2 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ, Cơ quan chức năng sẽ tiến hành cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị. Đối với trường hợp khác địa phương thì thời gian là 8 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Khi cấp cơ quan ban ngành có trách nhiệm cập nhật thông tin lên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục đường bộ Việt Nam.

XEM THÊM:Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?

Góc giải đáp: Một số câu hỏi khác

Vậy là về cơ bản bạn đã biết quy định xử phạt xe không có phù hiệu hiện hành. Tuy nhiên bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm một số thông tin bổ ích qua những thắc mắc từ độc giả của thietbigiamsathanhtrinh.vn. Như vậy bạn sẽ bỏ túi được cho mình nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích hơn. Cụ thể:

Xin cấp phù hiệu có cần nộp lệ phí không?

Xin cấp phù hiệu thực tế Nhà nước không quy định thu lệ phí của khách hàng. Tuy nhiên sẽ có một khoản tiền khác cần phải đóng. Và đó chính là tiền in ấn. Hay nói cách khác Nhà nước không thu lệ phí chỉ thu tiền in ấn. Trong đó một phù hiệu sẽ phải đóng 5.000 đồng.

Nộp hồ sơ xin cấp tại Sở GTVT

Xe chở hàng hóa cho gia đình cần phải xin cấp phù hiệu không?

Theo Nghị định 86/2014 đã quy định. Trong đó xe KDVT là các dòng xe chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa, hành tranh trên đường bộ. Mục đích là sinh lời. Trong đó bao gồm:

  • KDVT có thu tiền trực tiếp. Tức  là đơn vị KDVT cung cấp dịch vụ vận tải khách hàng, hàng hóa, thu cước phí từ khách hàng.
  • KDVT không thu tiền trực tiếp. Tức là đơn vị VT thực hiện vận chuyển vừa đảm nhận ít nhất 1 công việc trong quá trình sản xuất tới tiêu thụ SP/DV. Đồng thời có thu phí trực tiếp VT qua doanh thu từ SP/DV.

Vậy nên xe vận tải dùng vận chuyển hàng hóa của gia đình đi tiêu thụ sẽ xếp vào hình thức KDVT không thu tiền trực tiếp. Và trường hợp này sẽ vẫn thuộc diện bắt buộc có gắn phù hiệu theo quy định đề ra.

Kết luận

Trên đây là những tư vấn xoay quanh chủ đề xử phạt xe không có phù hiệu theo quy định mới. Mong rằng dựa vào đó bạn sẽ có được những thông tin hữu ích cho mình. Ngoài ra như cũng đã nói trên khi xin cấp phù hiệu cần có thiết bị giám sát hành trình đạt chuẩn. Do đó bạn đừng quên liên hệ với thietbigiamsathanhtrinh.vn để đặt mua sản phẩm chuẩn chất lượng đề ra.