Hé lộ quy trình làm thủ tục đăng kiểm ô tô mới nhất từ A đến Z
Đăng kiểm xe ô tô 2021 là một việc làm vô cùng quan trọng đối với các chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải hiện nay. Quá trình này mang tính bắt buộc, kiểm tra xem xe ô tô có đạt chuẩn chất lượng hay không. Khi đạt đủ chất lượng tiêu chuẩn, phương tiện sẽ được cấp giấy để lưu thông. Còn nếu không thì chủ xe sẽ cần phải sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy. Vậy, thủ tục đăng kiểm ô tô cần thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
MỤC LỤC
Vì sao cần đăng kiểm xe ô tô?
Đăng kiểm xe ô tô là thủ tục bắt buộc áp dụng với tất cả các loại xe. Một chiếc xe ô tô khi lưu thông trên đường cần phải có giấy đăng kiểm theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Việc làm này là để kiểm tra xem tình trạng xe như thế nào, có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không. Đăng kiểm sẽ giúp bạn tránh những nguy cơ rủi ro trong quá trình lưu thông phương tiện. Không những vậy, đó còn là nghĩa vụ của bạn với những người xung quanh.
Thời hạn làm thủ tục đăng kiểm
Tùy vào chủng loại và tuổi thọ mà thời hạn đăng kiểm sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
Ô tô 09 chỗ chở người các loại, không kinh doanh vận tải
- Ô tô đã được sản xuất đến 7 năm: Lần đầu tiên, chu kỳ đăng kiểm là 30 tháng. Những lần tiếp theo sẽ có chu kì là 18 tháng một lần.
- Ô tô đã sản xuất trên 7 năm đến 12 năm: Thời hạn đăng kiểm xe định kỳ là 12 tháng một lần.
- Ô tô đã sản xuất trên 12 năm: Với loại này, xe cần đưa đi kiểm định 6 tháng một lần.
Ô tô 09 chỗ chở người các loại, có kinh doanh vận tải và ô tô trên 09 chỗ chở người các loại
- Đối với ô tô không cải tạo: Chu kì đầu của xe là 18 tháng. Những lần tiếp theo, chu kỳ kiểm định là 06 tháng một lần.
- Đối với ô tô có cải tạo: Chu kì đầu của xe là 12 tháng. Tiếp đó, chu kỳ kiểm định là 06 tháng một lần.
Với ô tô tải, ô tô chuyên dụng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc
- Đối với những xe tải, xe chuyên dụng, xe đầu kéo sản xuất đến 07 năm; xe rơ moóc hay sơ mi rơ moóc sản xuất đến 12 năm: Chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 24 tháng. Tiếp sau đó là chu kì 12 tháng một lần.
- Đối với những xe tải, xe chuyên dụng, xe đầu kéo sản xuất trên 07 năm; xe rơ moóc hay sơ mi rơ moóc sản xuất trên 12 năm: Chu kỳ đăng kiểm với loại xe này là 06 tháng một lần.
- Đối với những chiếc xe có cải tạo: Chu kỳ đăng kiểm đầu tiên là 12 tháng. Tiếp theo chu kỳ định kỳ là 06 tháng.
- xem thêm: lắp đặt hộp đen ô tô để đăng kiểm xe kinh doanh
Ô tô trên 9 chỗ chở người các loại đã sản xuất trên 15 năm; ô tô các loại, ô tô đầu kéo sản xuất trên 20 năm
Với loại này, chu kỳ đăng kiểm là 03 tháng một lần.
Lưu ý
- Chu kì đầu chỉ áp dụng với những chiếc xe chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu tiên trong 2 năm tính từ năm sản xuất.
- Số chỗ trên xe bao gồm cả người lái xe
- Cải tạo xe có nghĩa là thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi phụ kiện trên xe như phanh, lái, truyền lực,…
Quy trình làm thủ tục đăng kiểm ô tô 2021 bao gồm những bước nào?
Với 5 bước đơn giản sau đây là bạn đã có thể hoàn thành thủ tục đăng kiểm.
Bước 1: Những hồ sơ cần chuẩn bị
- Bản chính giấy đăng ký xe.
- 3 bản photo CMND của chủ xe (Đem theo bản chính).
- 3 bản photo hộ khẩu chủ xe (Đem theo bản chính).
- Giấy tờ xe bản gốc (hóa đơn VAT, giấy kiểm định, giấy xuất xưởng, giấy chứng nhận môi trường).
- Tờ khai thuế trước bạ, bộ số sườn, số máy.
- Giấy bảo hiểm trách nhiệm nhân sự của chủ xe.
Ngoài những giấy tờ này, chủ xe còn phải cung cấp thêm một số giấy tờ để chứng minh nguồn gốc xe. Nếu là xe nhập khẩu, bạn cần có tờ khai nguồn gốc nhập khẩu do bên hải quan cung cấp. Đối với những chiếc xe sản xuất trong nước, bạn cần bổ sung thêm giấy chứng nhận chất lượng ô tô. Hãy liên hệ với hãng xe để xin loại giấy này.
Tới trung tâm đăng kiểm, chủ xe đánh xe vào khu vực đăng kiểm theo quy định và để luôn chìa khóa xe ở đó. Sau đó, bạn cần trình hồ sơ đăng kiểm cho nhân viên ở đó kiểm tra số máy, số khung xe và họ sẽ cấp cho bạn tờ phiếu có đánh số đăng kiểm. Hãy kẹp phiếu vào hồ sơ, nộp cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ và đóng lệ phí.
Bước 2: Đóng lệ phí đăng kiểm
Loại xe | Số tiền |
Xe ô tô tải, xe ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc có trọng tải trên 20 tấn, các loại xe ô tô chuyên dùng | 560,000 đồng |
Xe ô tô tải, xe ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc có trọng tải trên 7 tấn đến 20 tấn, các loại máy kéo | 350,000 đồng |
Xe ô tô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn | 320,000 đồng |
Xe ô tô tải có trọng tải đến 2 tấn | 280,000 đồng |
Máy kéo bông sen, công nông và các loại phương tiện vận chuyển tương tự | 180,000 đồng |
Rơ moóc, sơ mi rơ moóc | 180,000 đồng |
Xe ô tô khách trên 40 ghế, xe buýt | 350,000 đồng |
Xe ô tô khách từ 25 ghế đến 40 ghế | 320,000 đồng |
Xe ô tô khách từ 10 ghế đến 24 ghế | 280,000 đồng |
Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương | 240,000 đồng |
Tùy theo loại ô tô mà chủ xe phải nộp thêm 50,000 đồng phí cấp giấy chứng nhận kiểm định xe.
Bước 3: Khám định xe ô tô
Nếu ô tô đạt tiêu chuẩn thì việc khám xe chỉ mất khoảng 5-10 phút. Người ta sẽ kiểm tra xem xe có đảm bảo an toàn giao thông hay không. Bên cạnh đó là tiêu chuẩn về khí thải ra môi trường. Thủ tục chỉ kéo dài từ 20 đến 30 phút. Trong trường hợp xe của bạn không đạt tiêu chuẩn hiện hành, nhân viên sẽ thông báo qua loa biển số xe. Hãy chú ý lắng nghe rồi mang đi sửa, sau đó mới quay lại làm thủ tục kiểm định.
Mỗi loại xe có hạng mục kiểm tra khác nhau. Tổng cộng có khoảng 56 hạng mục. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo việc đăng kiểm diễn ra thuận lợi, chủ xe có thể tự kiểm định trước các hạng mục cần thiết cho xe của mình. Một số trường hợp xe ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm
- Ô tô lắp đèn chiếu sáng, các loại cản sai quy định.
- Chủ xe chưa đóng tiền phạt nguội do vi phạm giao thông. Đây là một trong những lỗi khiến nhiều người mắc phải trong thời gian qua. Khi đó, các chủ xe cần nộp phạt hành chính đầy đủ thì mới được thực hiện đăng kiểm.
- Xe van lắp thêm ghế sau. Đây là hành vi vi phạm pháp luật thế nên sẽ không thể thực hiện đăng kiểm.
- Xe kinh doanh vận tải không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Chủ xe cần thực hiện sau đó mới có thể mang xe đến trung tâm đăng kiểm.
Bước 4: Đóng phí bảo trì đường bộ
Đây là loại phí sử dụng cho mục đích bảo trì và nâng cấp đường bộ. Để được lưu thông, phương tiện cần phải nộp loại phí này. Phí được thu theo năm, nhà nước sẽ có quy định khác nhau theo từng loại xe.
Bước 5: Nhận giấy kiểm định và dán tem
Thông thường tem sẽ sẽ được phát khi đăng ký đăng kiểm. Sau khi nộp mọi loại phí đầy đủ, tem sẽ được dán vào kính chắn gió của xe, trên đó sẽ ghi ngày bắt đầu và ngày hết hạn đăng kiểm. Cuối cùng là bước nhận hồ sơ. Vậy là đã kết thúc thủ tục đăng kiểm.
Bí quyết để đăng kiểm xe nhanh chóng nhất
Hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và phải đảm bảo trước thời hạn. Ngoài ra, muốn thủ tục đăng kiểm ô tô 2021 được diễn ra thuận lợi, chủ xe cần lưu ý một số cách sau đây:
Trước khi đi đăng kiểm nên đi bảo dưỡng xe
Bạn nên mang xe đi bao dưỡng trước khi đi làm thủ tục đăng kiểm. Hãy khám lại toàn bộ, đặc biệt là hệ thống phanh, lái. Cùng với đó là lốp, xi nhan, đèn pha, cần gạt nước, kính xe, dây đai an toàn.
Chủ xe nên đặt lịch trước qua tổng đài 1080
Khi gọi tới tổng đài, nhân viên tư vấn sẽ giúp bạn tìm kiếm trung tâm đăng kiểm gần nhất và đặt lịch trước cho bạn. Bạn chỉ cần đến đó trước giờ hẹn là có thể thực hiện thủ tục đăng kiểm mà không cần chờ đợi quá lâu.
Tránh thời gian đăng kiểm cao điểm
Thời gian cao điểm thực hiện đăng kiểm là trước các dịp lễ hoặc những ngày đầu tuần. Nếu mang xe đi đăng kiểm vào thời gian này, bạn sẽ phải đợi lâu mới tới lượt mình. Vì thế bạn nên tránh đi đăng kiểm vào thời gian cao điểm này.
Trên đây là những thông tin cần thiết về thủ tục đăng kiểm ô tô 2021. Nếu bạn muốn lắp đặt thiết bị giám sát hành trình ô tô phù hợp với quy định pháp luật, hãy đến với website thietbigiamsathanhtrinh.vn để được tư vấn.
LIÊN HỆ NGAY
Hotline và zalo: 0963.14.5353 và 0922.193.999