Thiết bị giám sát hành trình định vị OBD và những điều cần biết

Nguyễn Đình Cường - Cập nhật lúc: 09:05 - 12/05/2024   - 1081 lượt xem

Thiết bị giám sát hành trình OBD đã xuất hiện khá lâu trên thị trường. Tuy nhiên đối với một số những tài xế thì đây vẫn là một cái gì đó xa lạ vì họ chưa tiếp xúc và chưa từng sử dụng. Bạn có ở trong trường hợp này? Bạn thắc mắc không biết thiết bị giám sát hành trình OBD là gì? Thiết bị này hoạt động như thế nào? Lợi ích của nó là gì? Chi tiết những điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết, hãy theo dõi nhé.

Thiết bị giám sát hành trình OBD là gì?

OBD chính là từ viết tắt của cụm On-board Diagnostics. Dịch sang tiếng việt nó có nghĩa là “chẩn đoán trên bảng”. Chắc rằng với việc dịch nghĩa này cũng chưa thế giúp bạn đọc hình dung ra OBD là gì. 

Thiết bị giám sát hành trình OBD là gì?
Thiết bị giám sát hành trình OBD là gì?

Theo như tên gọi là OBD đúng là 1 thiết bị giám sát hành trình. Cụ thể thì nó được dùng để giám sát hành trình dùng cho xe ô tô. Hiểu một cách chi tiết thì OBD sẽ được sử dụng để đọc thông số trên xe. giám sát các hoạt động của các bộ phận động cơ xe và báo lỗi nếu như có bất thường xảy ra tại các bộ phận này để người điều khiển có thể nắm rõ.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của OBD 

Ở phần thông tin trên, hẳn bạn đọc đã biết rõ hơn về thiết bị giám sát hành trình OBD rồi. Ở phần thông tin dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này. 

Cấu tạo thiết bị

Về cấu tạo, thiết bị giám sát hành trình OBD được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính, bao gồm: Hộp ECU, MIL, DLC, sensors and Actuators. 

Hộp ECU là từ viết tắt của cụm Electronic Control Unit

Đây là bộ phận được sử dụng để điều khiển động cơ của xe bằng cách cảm nhận từ các tín hiệu khác nhau như ở cảm biến trục cơ, cảm biến trục cam, cảm biến oxy hóa,…và nhiều bộ phận cảm biến khác. 

Các bộ phận sẽ chịu sự tác động điều khiển của ECU chính là kim phun, bô bin,… các động cơ máy cũng sẽ được tối ưu vận hành với ECU. Cùng với đó, ECu cũng giữ nhiệm vụ tự chuẩn đoán và cài đặt các lỗi vào bộ nhớ mã lỗi đã được thiết kế khi xảy ra bất kỳ trục trặc nào ở động cơ.

MIL – Malfunction Indicator Light

MIL là cụm được viết tắt từ Malfunction Indicator Light, nó còn được gọi là bộ phận đèn. Khi MIL sáng lên, đây chính là dấu hiệu phát tín hiệu cho chủ xe nắm được rằng hệ thống đáng có lỗi hoặc vấn đề gì đó đang xảy ra cần  được can thiệp giải quyết nhanh chóng.

Về cấu tạo, thiết bị giám sát hành trình OBD được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính
Về cấu tạo, thiết bị giám sát hành trình OBD được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính

Phần DLC của hệ thống  chính là từ viết tắt của Diagnostic Link Connector

Nhiệm vụ của nó là để gắn và kết nối với các bộ phận của hệ thống ECU, cho phép lái xe và người sửa chữa nắm bắt được xe đang gặp lỗi gì, trục trặc gì và cần sửa chữa ra sao. Đối với các dòng xe đời cũ, có thể chưa có DLC thì việc đọc lỗi sẽ thông qua phương pháp thủ công là đếm số lần nhấp nháy của đèn MIL (đèn check). 

Thiết bị giám sát hành trình OBD hoạt động như thế nào? 

Hẳn thông qua những thông tin phía trên, bạn đọc có thể hiểu phần nào về hoạt động của thiết bị giám sát hành trình OBD rồi. Tuy nhiên để có thể nắm bắt chính xác nhất về cách thức hoạt động hay nguyên lý thì bạn cần theo dõi thêm thông tin dưới đây. 

Khi lắp đặt thiết bị giám  sát lên xe, trong trường hợp có bất kỳ lỗi hay trục trặc nào phát sinh trên các bộ phận của xe, ECU trong ABS sẽ điều khiens MIL sáng lên để thông báo cho chủ xe biết điều đó. Cùng với việc MIL sáng lên, DLC sẽ chuẩn đoán lỗi đó cho bạn. 

Tuy nhiên việc đọc lỗi này cần phải được  thực hiện bởi người đã có kinh nghiệm thì mới chắc chắn phát hiện chính xác lỗi. Tuy nhiên ở những dòng xe đời mới sẽ có bộ phận máy  đọc lỗi thì thao tác này sẽ trở nên đơn giản hơn. 

Thiết bị giám sát hành trình OBD hoạt động như thế nào?
Thiết bị giám sát hành trình OBD hoạt động như thế nào?

Các loại thiết bị OBD trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có hai loại thiết bị OBD cho bạn lựa chọn. Đó là OBD IOBD II. Cụ thể

  • OBD I hiện vẫn đang được sử dụng phổ biến cho các dòng xe Toyota, Zace, Mazda,… Đây được xem là thiết bị chuẩn đoán đầu tiên được các hãng xe sử dụng. 
  • OBD II được ra đời vào năm 1994. Sau đó, đến năm 1996, OBD II trở nên phổ biến hơn rất nhiều, trở thành 1 tiêu chuẩn riêng dành cho các dòng xe du lịch và các xe tải nhẹ cho đến thời điểm hiện tại.

Những tiện ích mà thiết bị OBD mang lại 

Không phải ngẫu nhiên mà OBD dần trở nên phổ biến hơn và hầu như đều được các tài xế lựa chọn sử dụng. Lý do chính nằm ở những lợi ích mà thiết bị này mang lại. Vậy cụ thể các lợi ích đang được đề cập đến là gì?

Báo lỗi và cảnh báo khi hệ thống xảy ra vấn đề

Lợi ích đầu tiên của OBD dành cho người dùng chính là nó giúp báo lỗi và cảnh báo hệ thống kịp thời khi xe của bạn gặp trục trặc nào đó dù là nhỏ nhất. Điều này cũng đã được chúng ta đề cập khá nhiều thông qua mục cấu tạo và hoạt động của thiết bị rồi. 

Việc báo lỗi và cảnh báo kịp thời mà thiết bị OBD mang lại sẽ giúp làm giảm thiểu những rủi ro khi tham gia giao thông đồng thời cũng giúp bảo vệ tuổi thọ động cơ tốt hơn.

Báo lỗi và cảnh báo khi hệ thống xảy ra vấn đề
Báo lỗi và cảnh báo khi hệ thống xảy ra vấn đề

Lưu giữ thông tin mã lỗi của xe, hỗ trợ kỹ thuật viên sửa lỗi nhanh hơn

Tiện ích tuyệt vời tiếp theo mà hệ thống OBD mang lại chính là giúp cho việc đọc lỗi và sửa chữa trở nên nhanh chóng và chính xác hơn. 

Cụ thể, thay vì việc phải tìm lỗi thủ công như trước đây mất rất nhiều thời gian, thì bây giờ kỹ thuật viên chỉ cần dựa vào số lần nháy của đèn check MIL để phát hiện lỗi và tiến hành sửa chữa nhanh chóng.

Lưu giữ thông tin mã lỗi của xe, hỗ trợ kỹ thuật viên sửa lỗi nhanh hơn

Lắp đặt thêm các phụ kiện ô tô như màn hình HUD, định vị ô tô

Một lợi ích nữa không thể bỏ qua của thiết bị OBD chính là cho phép người dùng lắp đặt thêm các phụ kiện ô tô như màn hình HUD và định vị ô tô một cách dễ dàng. 

Trong đó, màn hình HUD sẽ cho pháp hiển thị các trạng thái của xe trên kính lái, bao gồm các thông tin:

  • Tốc độ xe hiện tại là bao nhiêu?
  • Quãng đường đã đi được là bao nhiêu?
  • Định vị xe ô tô của bạn,…

Vị trí hiển thị vừa và tầm quan sát của mắt tài xế nên rất thuận tiện. 

Về thiết bị định vị, khi được lắp đặt và kết nối với thiết bị giám sát hành trình OBD thông qua cổng kế nội, nó sẽ hoạt động 1 cách ổn định. Thiết bị định vị GPS này giống như 1 hộp đen mini của ô tô. Nhiệm vụ của nó đa dạng bao gồm:

  • Giúp tài xế theo dõi, giám sát vị trí của xe
  • Xác định và lưu trữ lịch trình di chuyển của xe
  • Đồng thời nó còn giúp đưa ra những cảnh báo an toàn, lưu trữ báo cáo lịch trình di chuyển hiệu quả.

Bảo vệ môi trường, kiểm soát lượng khí thải của xe

Môt lợi ích tuyệt vời mà thiết bị giám sát hành trình OBD mang lại khiến cho người dùng rất hài lòng chính là khả năng kiểm soát lượng khí thải trên xe từ đó giúp bảo vệ không gian và môi trường một cách hiệu quả. 

Đối với những nhà sản  xuất thiết bị, đây chính là mục đích nền tảng đầu tiên để họ sản xuất nên thiết  bị OBD này.

Bảo vệ môi trường, kiểm soát lượng khí thải của xe
Bảo vệ môi trường, kiểm soát lượng khí thải của xe

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về thiết bị giám sát hành trình OBD dành cho bạn đọc. Hy vọng rằng qua đây bạn có thể hiểu rõ hơn về thiết bị và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nếu có nhu cầu tư vấn và có nhu cầu mua thiết bị để thay thế hay sử dụng vào mục đích nào đó, đừng quên truy cập vào địa chỉ website https://thietbigiamsathanhtrinh.vn/ nhé. 

LIÊN HỆ NGAY

Hotline và zalo: 0963.14.53530922.193.999

Nguyễn Đình Cường

Ông Nguyễn Đình Cường chủ trang web thietbigiamsathanhtrinh.vn tốt nghiệp Đại Học Đà Lạt khoa Viễn Thông là chuyên viên CEO Viettel có kinh nghiệm SEO Website, bán hàng, hỗ trợ khách hàng hơn 10 năm (vào Viettel tư năm 2013) Cường Viettel chuyên viên giải pháp doanh nghiệp, cá nhân như định vị xe máy, hộp đên ô tô, cáp quang doanh nghiệp, Chữ ký số, Cloud Server,Trả Sau Viettel, 4G Viettel...
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận