Lắp ráp định vị xe tải và quy định lắp định vị xe tải

Nguyễn Đình Cường - Cập nhật lúc: 09:05 - 12/05/2024   - 1112 lượt xem

Việc lắp định vị xe tải có cần thiết không? Mục đích và vai trò của điều này là gì? Quy định lắp định vị xe tải có phải là bắt buộc? Đây là 1 trong những vấn đề rất được người lái xe tải quan tâm. Bạn cũng đang băn khoăn những điều này? Tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây và chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể cho bạn đọc. 

Tại sao cần phải lắp ráp định vị xe tải?  Quy định lắp định vị xe tải có phải bắt buộc?

Có 2 lý do chính trong rất nhiều lý do khiến cho việc lắp ráp định vị xe tải ô tô là cần thiết. Vậy cụ thể  các lý do này là gì? Tại sao cần phải lắp ráp định vị xe tải?

Tại sao cần phải lắp ráp định vị xe tải?  Quy định lắp định vị xe tải có phải bắt buộc?
Tại sao cần phải lắp ráp định vị xe tải?  Quy định lắp định vị xe tải có phải bắt buộc?

Lắp ráp định vị xe tải, ô tô mang tới nhiều lợi ích thiết thực 

Tại sao cần phải lắp đặt định vị GPS xe tải, ô tô? Nguyên do đầu tiên được đưa ra chính là những lợi ích thiết thực mà việc làm này mang lại. 

Những lợi ích này vừa tạo điều kiện cho việc quản lý các hoạt động của xe tốt hơn (đối với các cơ quan chức năng, người điều hành, giám sát dây chuyền sản xuất) vừa tạo điều kiện để chủ xe nâng cao ý thức của mình. 

Chi tiết về phần lợi ích này chúng tôi sẽ đề cập cụ thể ở phần thông tin phía sau để bạn đọc nắm rõ. Đừng bỏ qua mà hãy theo dõi phía dưới bài viết nhé. 

Có quy định hiện hành bắt buộc về việc lắp định vị xe tải

Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà việc lắp ráp định vị xe tải mang lại, một trong những nguyên do chính khiến điều này là cần thiết là vì có quy định bắt buộc về điều này. Vậy cụ thể nội dung quy định lắp định vị xe tải ra sao?

Vậy cụ thể nội dung quy định lắp định vị xe tải ra sao?
Vậy cụ thể nội dung quy định lắp định vị xe tải ra sao?

Nội dung về quy định lắp định vị xe tải 

Vào ngày 17/01/2020, Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành  với quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2020. 

Trong nội dung nghị định đã nêu rõ: “Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.” (Điểm C điều 6). 

Ngoài ra, trong điểm d điều 7 cũng nêu rõ: “ Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.”.

Đặc biệt, điều 12 của quy định cũng nêu rất rõ: 

  1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
  2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
  3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
  4. a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
  5. b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.

Mức xử phạt tương ứng khi tài xế vi phạm quy định

Cùng với những quy định bắt buộc được ban hành, nghị định cũng đưa ra những mức xử phạt cụ thể dành cho người không chấp hành quy định. Cụ thể những mức xử phạt này bao gồm:

  • Mức xử phạt sẽ lên tới 2 -3 triệu đồng, đồng thời tài xế cũng sẽ bị tước giấy phép lái xe trong vòng 30 ngày nếu việc lắp đặt hệ thống định vị, giám sát hành trình không được tiến hành theo quy định. Mức phạt này cũng sẽ được áp dụng  khi việc lắp đặt thiết bị có được tiến hành nhưng lại không đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của nghị định.
  • Mức xử phạt sẽ tăng lên từ 3 – 5 triệu đồng trong trường hợp mà phương tiện vận tải lưu thông trên đường không được gắn phù hiệu xe theo đúng như quy định của nghị định. Việc không được gắn phù hiệu xe và không được hỗ trợ đăng kiểm khi mà việc tiến hành lắp đặt định vị, hệ thống giám sát không được tiến hành theo quy chuẩn.
Mức xử phạt tương ứng khi tài xế vi phạm quy định là gì?
Mức xử phạt tương ứng khi tài xế vi phạm quy định là gì?

XEM THÊM:lắp đặt hộp đen định vị xe chạy dịch vụ Grab

Lợi ích của việc lắp định vị xe tải là gì?

Như thông tin mà chúng ta đã đề cập ở phía trên, việc lắp ráp định vị, hệ thống giám sát cho xe tải mang lại nhiều lợi ích thuận tiện. Cơ bản những lợi ích này đã được nhắc tới. Tuy nhiên để bạn đọc hiểu rõ hơn, ở phần thông tin dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn về  điều này. 

Lắp định vị, hệ thống giám sát xe tải giúp cho việc kiểm soát vận hành trở nên hiệu quả hơn 

Với những xe tải chuyên chở hàng hóa, vận chuyển hàng, việc lắp đặt hệ thống định vị và giám sát là vô cùng quan trọng. Cụ thể, các xe di chuyển trên  đoạn đường dài ngắn khác nhau. Trên đường có thể gặp phải những tình huống bất ngờ (tắc đường, thất  lạc đoàn, hỏng hóc máy móc) khiến cho thời gian vận chuyển bị trì hoãn. Lúc này việc giám sát nếu diễn ra có thể nắm bắt tình hình nhanh chóng để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. 

Lắp định vị, hệ thống giám sát xe tải giúp cho việc kiểm soát vận hành trở nên hiệu quả hơn

Đặc biệt trong logistic của 1 đơn vị vận chuyển, nếu không nhờ có hệ thống định vị, giám sát, người kiểm sát không thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Hàng hóa không được giám sát chặt chẽ dẫn tới việc không thể đảm bảo sự an toàn hay tính chính xác trong quá trình vận chuyển. Hoạt động logistic từ đó kém hiệu quả và có thể gây ra những thiệt hại lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp.

XEM THÊM: Lắp định vị xe máy giá rẻ

Tài xế sẽ được nâng cao ý thức, nhận thức hơn trong quá trình điều khiển phương tiện.

Việc lắp đặt hệ thống định vị giám sát khiến cho phương tiện được kiểm soát lưu thông một cách chặt chẽ hơn. Từ đó, những vi phạm những những lỗi trong quá trình tham gia giao thông của phương tiện sẽ được ghi lại một cách chi tiết. Nhờ vậy mà cơ quan chức năng có thể tiến hành xử lý vi phạm một cách đơn giản hơn, dễ dàng hơn với các tài xế. 

Điều này khiến cho các tài xế không dám lơ là trách nghiệm và những quy chuẩn lái xe an toàn khi đang lưu thông trên  đường. Tất nhiên kéo theo đó là ý thức của mọi người lái xe sẽ được nâng cao hơn để xây dựng một hệ thống mạng lưới giao thông an toàn. 

Tài xế sẽ được nâng cao ý thức, nhận thức hơn trong quá trình điều khiển phương tiện.
Tài xế sẽ được nâng cao ý thức, nhận thức hơn trong quá trình điều khiển phương tiện.

Hy vọng những chia sẻ về quy định lắp đặt định vị xe tải trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống, hãy truy cập website https://thietbigiamsathanhtrinh.vn/ để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất nhé. 

LIÊN HỆ NGAY

Hotline và zalo: 0963.14.53530922.193.999

Nguyễn Đình Cường

Ông Nguyễn Đình Cường chủ trang web thietbigiamsathanhtrinh.vn tốt nghiệp Đại Học Đà Lạt khoa Viễn Thông là chuyên viên CEO Viettel có kinh nghiệm SEO Website, bán hàng, hỗ trợ khách hàng hơn 10 năm (vào Viettel tư năm 2013) Cường Viettel chuyên viên giải pháp doanh nghiệp, cá nhân như định vị xe máy, hộp đên ô tô, cáp quang doanh nghiệp, Chữ ký số, Cloud Server,Trả Sau Viettel, 4G Viettel...
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận