Dữ liệu thiết bị giám sát hành trình sẽ dùng để “phạt nguội”

Nguyễn Đình Cường - Cập nhật lúc: 10:05 - 06/05/2024   - 479 lượt xem

Lợi ích của thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đang nỗ lực khắc phục những bất cập để sử dụng dữ liệu thiết bị xử phạt vi phạm nhằm phát huy hiệu quả quản lý.

Dữ liệu thiết bị giám sát hành trình sẽ dùng để “phạt nguội”
Dữ liệu thiết bị giám sát hành trình sẽ dùng để “phạt nguội”

Nỗ lực khắc phục bất cập

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, “Chủ trương lắp đặt TBGSHT xuất phát từ nhu cầu của chính các DN vận tải, bên cạnh việc phục vụ yêu cầu quản lý. Đến nay, có thể nhận thấy các DN đã đón nhận chủ trương này rất tích cực để phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh doanh của DN và công tác quản lý ATGT”.

Cho biết về lợi ích của TBGSHT, ông Tô Văn Hiệp, Tổng giám đốc Công ty Vận tải SaigonShip Đà Nẵng chia sẻ: “Trước đây, khi chưa dùng TBGSHT, doanh nghiệp (DN) muốn biết xe đang ở đâu, chỉ có cách liên lạc với lái xe. Nhưng thông tin có độ xác thực không cao vì họ hay nói dối. Quản nhiên liệu cũng chỉ áng chừng, nên các DN thường khoán cho lái xe”.

Dữ liệu thiết bị giám sát hành trình sẽ dùng để “phạt nguội”

Theo ông Hiệp, đáng lo nhất là TNGT trên đường do lái xe chạy quá tốc độ. Khi có TBGSHT, việc xác định lỗi của lái xe rất đơn giản. Đây là giải pháp hiệu quả để giáo dục lái xe. Sử dụng TBGSHT có thể coi là một cuộc “cách mạng” trong kinh doanh vận tải vì nó giúp tăng vòng quay của xe, chủ hàng thuê vận chuyển cũng giám sát được hàng hóa của mình. Đặc biệt, TBGSHT giúp DN giám sát được nhiên liệu.

“Từ khi lắp TBGSHT, mỗi xe của chúng tôi tiết kiệm được hơn 300 lít xăng, dầu/tháng. Phần dư so với khi khoán chúng tôi chia cho lái xe 70% và chỉ thu lại 30% nên anh em rất thoải mái, “tâm phục, khẩu phục”. Chính vì TBGSHT mang lại nhiều lợi ích nên ở Thái Lan, dù không bắt buộc, hầu hết các DN đều tự lắp”, ông Hiệp nói.

Dù có nhiều lợi ích như vậy, nhưng trong thực tế theo nhiều DN, hiện việc triển khai lắp đặt TBGSHT còn bộc lộ một số bất cập. Là đơn vị sản xuất, cung cấp TBGSHT, ông Đào Thanh Anh, Giám đốc Công ty Điện tử Bình Anh thẳng thắn cho biết, hiện vẫn có những sai lệch về số lần quá tốc độ giữa trung tâm dữ liệu và máy chủ của DN cung cấp thiết bị do có những phương pháp tính toán khác nhau. Bên cạnh đó, tốc độ đường truyền bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Thời tiết, tầng điện ly, các vật cản gây nhiễu tín hiệu khiến tốc độ có khi đột biến lên hàng trăm km, hay tọa độ sai lệch hàng km. Bên cạnh đó, các đơn vị vận tải và đơn vị cung cấp TBGSHT chưa nhận được dữ liệu thông tin biển báo, nên việc cập nhật thông tin chậm của cơ quan quản lý Nhà nước dẫn tới sai lệch trong báo cáo tốc độ…

“Vấn đề đau đầu nhất là hiện tượng gián đoạn hoạt động của TBGSHT mà nguyên nhân có thể do xe bị ngắt nguồn, mất sóng GPS, di chuyển vào vùng không có sóng di động hoặc bị tác động do lái xe lắp công tắc để ngắt nguồn, rút ăng-ten… Các lỗi nói trên có thể do khách quan hoặc cố ý. Vì vậy, cần xác định rõ nguyên nhân mới xử phạt được”, ông Thanh Anh cho biết.

 

Ông Trần Xuân Đức, Giám đốc Công ty CP TCT Toàn Cầu cũng cho biết, thực tế qua theo dõi hoạt động của thiết bị, đơn vị cung cấp cũng có thể phát hiện thiết bị không hoạt động nhưng khi liên hệ với DN để tìm hướng khắc phục, duy trì hoạt động rất khó và chỉ có thể thực hiện khi tín hiệu không được duy trì trong một thời gian dài.

Còn theo PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật điện tử Đại học GTVT, TBGSHT hợp quy vẫn còn những điểm hạn chế về kỹ thuật như: Phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ mạng thông tin di động. Do chưa định danh được chính xác lái xe đang điều khiển phương tiện, nên lái xe có thể dễ dàng sử dụng thẻ lái xe của người khác để tránh bị ghi lỗi vi phạm thời gian lái xe hoặc cố tình ngắt nguồn điện khi không muốn bị theo dõi, giám sát”.

Kiểm tra tốc độ trên mọi cung đường.

Liên quan đến vấn đề quản TBGSHT trên đường, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, thời gian qua nhiều DN cũng “kêu” với Hiệp hội việc xác định tốc độ trong phạm vi 20 giây gây khó cho lái xe vì nhiều khi muốn vượt một chiếc xe, buộc phải tăng tốc. Trong thời gian ngắn ấy chưa chắc đã kịp trở lại đúng tốc độ quy định.

 

Đề xuất mở rộng về tính năng kỹ thuật của TBGSHT, PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải cho rằng, cần có thêm tính năng cập nhật tốc độ trên từng cung đường để giám sát tốc độ, không chỉ giám sát ở khung tốc độ với từng loại xe như hiện nay.

 

Về vấn đề này, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, những bất cập còn tồn tại như: Sóng truyền không liên tục, có những sai sót nhất định để xác định thời gian quá tốc độ, hay việc quản lý chống lái xe tắt thiết bị, phá sóng… phải giải quyết triệt để mới nâng cao hiệu quả của thiết bị này.

 

Theo ông Quyền, hiện đã có 136 nghìn phương tiện được tích hợp dữ liệu thiết bị giám sát hành trình. Con số này dự kiến sẽ khoảng 1 triệu vào năm 2017. Thời gian tới, dữ liệu sẽ được tổng hợp, phân tích theo từng địa bàn, do Sở GTVT quản lý, theo loại hình vận tải (xe tải, xe khách, taxi…) và theo từng DN. Khi đó, Sở GTVT nào muốn kiểm tra hoạt động của một DN, chỉ cần mở cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp đó ra là có thể biết được.

 

“Có nhiều ý kiến đề nghị cần sử dụng dữ liệu này để “phạt nguội” theo Nghị định 171. Chúng ta mới chỉ so sánh tốc độ theo khung, chẳng hạn với xe khách, xe tải không được quá tốc độ 60–70 km/h nhưng quy định cụ thể như: Vào khu đông dân cư, đô thị không quá 40 km/h hay khu vực đèo dốc có điều kiện hạn chế giao thông không quá 50 km/h, do chưa có bản đồ số nên chưa thể xác định và thực hiện được. Hiện Tổng cục Đường bộ VN đang xây dựng bản đồ số để có thể quản lý trên 22 nghìn km quốc lộ và dự kiến hoàn thành trong năm 2015 để xác định chi tiết, cụ thể hơn vi phạm tốc độ. Khi đó sẽ có thể tính đến việc sử dụng dữ liệu để xử phạt”, ông Quyền nói.

 

Cũng theo ông Quyền, để sử dụng dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính thì thiết bị đó phải được kiểm định về tiêu chuẩn chất lượng, độ chính xác. Sau đó, thiết bị này sẽ được các trạm đăng kiểm hoặc cơ quan kiểm định kiểm tra định kỳ, để đảm bảo dữ liệu luôn chính xác nhằm sử dụng để xử phạt.

XEM THÊM:

Nguyễn Đình Cường

Ông Nguyễn Đình Cường chủ trang web thietbigiamsathanhtrinh.vn tốt nghiệp Đại Học Đà Lạt khoa Viễn Thông là chuyên viên CEO Viettel có kinh nghiệm SEO Website, bán hàng, hỗ trợ khách hàng hơn 10 năm (vào Viettel tư năm 2013) Cường Viettel chuyên viên giải pháp doanh nghiệp, cá nhân như định vị xe máy, hộp đên ô tô, cáp quang doanh nghiệp, Chữ ký số, Cloud Server,Trả Sau Viettel, 4G Viettel...
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận