Thế nào là xe kinh doanh vận tải?

Thế nào là xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải? Tại sao cần phải phân chia ra các loại xe riêng biệt như vậy? Mục đích của điều này là gì?  Xe kinh doanh vận tải có đặc điểm gì? Nó có gì khác so với xe không kinh doanh vận tải? Chi tiết điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết.

Tại sao lại chia ra xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải? 

Việc phân chia ra loại xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải là vì có những quy định pháp lý riêng được áp dụng cho mỗi loại xe này. 

Tại sao lại chia ra xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải?

Cụ thể như xe kinh doanh vận tải sẽ phải gắn phù hiệu xe. Đồng thời, Theo nghị định 86/2014/NĐ-CP, tất cả các loại xe kinh doanh vận tải có thiết kế trọng tải dưới 3,5 tấn bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình (nội dung có hiệu lực từ ngày 01/07/2018).

Chính vì vậy mà chủ sở hữu cần phải xác định rõ về phương tiện mình sở hữu thuộc vào loại xe nào, có kinh doanh vận tải hay không để còn chấp hành đúng yếu tố pháp lý được nêu ra. Việc không tuân thủ các quy định với phương tiện dù vô tình hay cố ý đều khiến chủ sở hữu và người trực tiếp điều khiển phương tiện phải chịu mức phạt tương ứng. 

Như thế nào là xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải? 

Vậy thế nào là xe kinh doanh vận tải và như thế nào thì là xe không kinh doanh vận tải? Thắc mắc này được khá nhiều người đặt ra vì chưa được tiếp cận nguồn thông tin chính xác rõ ràng. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì đừng bỏ qua lời giải dưới đây của chúng tôi nhé. 

Xe kinh doanh vận tải 

Xe kinh doanh vận tải là các phương tiện chuyên chở (xe ô tô, xe container,…) với trọng tải đa dạng. Chúng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách,… với mục tiêu cuối cùng là để sinh lời.  

Xe kinh doanh vận tải là các phương tiện chuyên chở có mục đích sinh lời

XEM THÊM :Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?

Nội dung quy định về xe kinh doanh vận tải

Thông tin được chia sẻ phía trên là cách hiểu nôm na về xe kinh doanh vận tải. Còn cụ thể theo quy định pháp luật, theo nội dung của khoản 2 điều 3 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định thì: “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”

Tùy theo mục đích sinh lợi mà chúng ta chia ra làm 2 loại kinh doanh vận chuyển. Đó là kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải thu tiền gián tiếp. 

Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp

Phương tiện xe tải kinh doanh vận tải theo hình thức kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp được hiểu là:

  • Hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 
  • Đơn vị vận tải sẽ cung cấp dịch vụ vận tải (cho thuê, chở hàng hóa, chở khách hàng,…) và tiến hành thu cước phí trực tiếp từ khách hàng sử dụng dịch vụ đó. là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp

Với hình thức kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp, đây cũng vẫn được hiểu là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Tuy nhiên khác với việc cung cấp dịch vụ vận tải và tiến hành thu cước dịch vụ từ khách hàng sử dụng thì hình thwucs này sẽ được hiểu là:

  • Đơn vị kinh doanh sẽ thực hiện công đoạn vận tải đồng vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác. Công đoạn này nằm bất kỳ trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ. 
  • Khoản phí thu được chính là cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

XEM THÊM:Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cần thiết để xin cấp phù hiệu

Thế nào là xe không kinh doanh vận tải?

Như thế nào là xe không kinh doanh vận tải ? Xe không kinh doanh vận tải có gì khác với xe kinh doanh vận tải?

Trên thực tế, xe kinh doanh vận tải hay xe không kinh doanh vận tải về hình thức, cấu hình hay hãng xe  đều có thể là như nhau, đa dạng mẫu mã, chủng loại, trọng lượng,… Tuy nhiên, xe không kinh doanh vận tải trong quá trình sử dụng chuyên chờ hàng hóa, dịch vụ sẽ không phát sinh lợi nhuận. Hay nói cách khác, xe không kinh doanh vận tải sẽ không được sử dụng với mục đích sinh lời hoặc là loại xe không thuộc những trường hợp đã nêu trên (ở nội dung mục xe kinh doanh vận tải).

Như thế nào là xe không kinh doanh vận tải ?

Như thông tin mà chúng ta đã đề cập phía trên, xe kinh doanh vận tải sẽ phải làm phù hiệu xe và bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên nếu phương tiện của bạn là xe không kinh doanh vận tải thì việc làm phù hiệu xe là không cần thực hiện. Tất nhiên, việc gắn thiết bị định vị, hệ thống giám sát hành trình cũng không bắt buộc (tuy nhiên, bạn nên lắp đặt hệ thống này).

Xe kinh doanh vận tải và vấn đề đăng ký biển vàng

Việc đổi đăng ký biển vàng cho xe kinh doanh vận tải đã được đi vào thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người khá mơ hồ trong vấn đề này. Bạn có đang ở trong trường hợp đang được nhắc tới? Vậy thì những thông tin dưới đây rất hữu ích cho bạn đấy. 

Cơ  sở pháp lý của quy định đăng ký biển vàng của xe kinh doanh vận tải 

Việc đăng ký biển vàng của xe kinh doanh vận tải được thực hiện trên cơ sở pháp lý thuộc nội dung của Thông tư 58 năm 2020 của Bộ Công an. 

Cụ thể, theo nội dung của thông tư, các phương tiện kinh doanh vận tải đều phải tiến hành đổi biển số trắng thành biển số vàng. Đây là quy định bắt buộc được thực hiện từ ngày 01/8/2020 đến trước ngày 31/12/2021.

Vậy việc đổi biển được diễn ra ở đâu? Có cần chuẩn bị hồ sơ gì không? Lệ phí cần cho việc này là bao nhiêu? 

Việc đổi đăng ký biển vàng cho xe kinh doanh vận tải đã được đi vào thực hiện.

Thực hiện đổi biển số vàng cho phương tiện kinh doanh vận tải ở đâu?

Vấn đề này cũng đã được đề cập rõ ràng trong Điều 3 Thông tư 58. Theo đó, nội dung quy định rõ ràng việc cấp đổi biển số ô tô do Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm nhận. 

Tuy nhiên, với những trường hợp khó khăn (vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển) thì Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông để được hướng dẫn tổ chức đăng ký, cấp biển số xe theo cụm.

Hồ sơ cần chuẩn bị 

Để tiến hành đổi từ biển số trắng sang biển số vàng, chủ sở hữu cần phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ. Cụ thể, bao gồm có: 

  • Tờ khai đăng ký xe;
  • Biển số xe;
  • Xuất trình giấy tờ của chủ xe (như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Sổ hộ khẩu/Hộ chiếu…).

Lệ phí chuyển biển 

Về quy định lệ phí chuyển đổi biển số xe, theo nội dung Điều 5 thuộc Thông tư 229/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức phí cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số:

  • Mức lệ phí 150.000 VNĐ dành cho ô tô
  • Mức lệ phí 100.000 VNĐ dành cho xe rơ-mooc, sơ-mi rơ-mooc (đăng ký rời)
Về quy định lệ phí chuyển đổi biển số xe, theo nội dung Điều 5 thuộc Thông tư 229/2016/TT-BTC đã quy định rõ

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi với bạn đọc về vấn đề thế nào là xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải. Các vấn đề xoay quanh cơ sở pháp lý liên quan tới 2 loại xe này cũng được đề cập khá chi tiết. Bạn đọc hãy theo dõi để nắm được các thông tin hữu ích nhé. 

LIÊN HỆ NGAY https://thietbigiamsathanhtrinh.vn/

Hotline và zalo: 0963.14.53530922.193.999